Tập Vật Lý Lrị Liệu Phục Hồi Chức Năng Bệnh Parkinson

tap vat ly tri lieu phuc hoi chuc nang benh PARKINSON

Phục hồi chức năng – tập vật lý trị liệu bệnh Parkinson: Parkinson là gì? sao phải tập vật lý trị liệu?

Parkinson là một bệnh thoái hóa tiệm tiến của hệ thần kinh trung ương, thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động. Triệu chứng chính gồm có run, giảm cử động, đơ cứng và rối loạn phản xạ tư thế. Nó làm giảm khả năng di chuyển, thay đổi tư thế của bệnh nhân, khiến bệnh nhân bị hạn chế hoặc không thể độc lập trong những sinh hoạt hằng ngày như: tự mặc quần áo, tắm rửa, đánh răng, ăn uống… Ngoài ra, nó còn làm giảm khả năng giao tiếp của người bệnh do ít biểu hiện nét mặt và tiếng nói nhỏ dần.

Phục hồi chức năng – Tập vật lý trị liệu bệnh Parkinson
Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson có 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn sớm (độ 1-1.5): Bệnh nhân không có hoặc có rất ít giới hạn hoạt động.
  • Giai đoạn vừa (độ 2-4): Bệnh nhân có triệu chứng trầm trọng hơn, có giới hạn hoạt động.
  • Giai đoạn muộn (độ 5): Bệnh nhân nằm liệt giường hoặc ngồi xe lăn.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH PARKINSON LÀ GÌ?

Trong bệnh Parkinson, có một chất ở trong não gọi là Dopamine bị thiếu hụt. Đây là một chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác ở bên trong của não, nó giúp cho tế bào não chỉ huy và kiểm soát được các cử động của bắp thịt ở chân tay và ở mặt. Khi bị bệnh Parkinson, những tế bào sản sinh ra chất Dopamine này bị suy thoái và chết dần. Điều này xảy ra ở một phần rất nhỏ của não gọi là chất đen (substantia nigra). Khi thiếu chất Dopamin, não không chỉ huy vận động cơ bắp được như bình thường, gây ra các triệu chứng như ở trên.

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH PARKINSON

Những triệu chứng cơ bản của bệnh Parkinson là: run, cứng đờ, cử động chậm chạp và rối loạn thăng bằng.

– Run: Là triệu chứng rất hay gặp, run có thể cả ở tay lẫn chân. Thường run sẽ rõ hơn khi nghỉ ngơi. Vì vậy, người ta nói run của bệnh Parkinson là run khi nghỉ. Nó trái ngược với chứng run vô căn hoặc run do bệnh tiểu não. Tuy vậy vẫn có gần 15% người bệnh Parkinson trong suốt quá trình điều trị bệnh của mình không bao giờ có biểu hiện run.

– Cứng đờ các cơ bắp: bệnh nhân khó quay cổ, xoay người, đang ngồi trên ghế đứng dậy, trở mình khi nằm trên giường. Khó làm những cử động khéo léo của các ngón tay. Nét mặt đờ đẫn, ít biểu lộ cảm xúc như người bình thường. Dáng người đi hơi còng xuống.

– Chậm vận động: bệnh nhân rất khó khởi động các cử động của mình, mọi việc đều làm rất chậm chạp ví dụ như: cài, mở khuy áo, xỏ giầy dép, cắt gọt trái cây. Chữ viết nhỏ dần và viết chậm.

– Rối loạn giữ thăng bằng: bệnh nhân ngồi vào ghế khó khăn, đứng dậy khỏi ghế khó khăn, xoay trở dễ bị té, khi đi dễ bị té ngã.

– Các triệu chứng khác: giọng nói nhỏ và khó nghe, ít biểu lộ cảm xúc, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và lo âu, đau, mệt mỏi. Về sau có khó nuốt và rối loạn trí nhớ.

Tác dụng của Vật lý trị liệu đối với bệnh Parkinson

Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh cãi về vai trò của vật lý trị liệu bệnh Parkinson. Những người phản đối điều trị vật lý trị liệu cho rằng vật lý trị liệu có tác dụng ngắn hạn và sự cải thiện trên bệnh nhân không đáng kể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc điều trị vật lý trị liệu giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thông qua việc cải thiện và duy trì sự độc lập, tính an toàn và cảm giác thoải mái của người bệnh. Mục tiêu điều trị vật lý trị liệu tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh:

tap vat ly tri lieu phuc hoi chuc nang benh Parkinson
Tập Vật Lý Lrị Liệu Phục Hồi Chức Năng Bệnh Parkinson
  1. Tập trong tư thế ngồi trên ghế:

– Chống hai tay trên ghế nhấc người lên khỏi mặt ghế, hạ người xuống ngồi lại như cũ ( 3 – 4 lần ).

– Dùng bàn tay đập mặt trống nhịp nhàng ( cổ bàn tay dịu dàng ).

– Văn xoay thân mình ( xoay phải, xoay trái) nhờ động tác ở hai tay.

– Một tay đưa lên ( mắt luôn nhìn theo tay) từ từ chéo qua mặt để đặt đầu các ngón tay lên sau vai bên kia (tay còn lại để nghỉ). Đổi tay, lặp lại như trên ( 3 – 4 lần).

Người bệnh đưa hai tay về phía trước, hai bàn tay áp sát hai bàn tay của KTV, KTV chuyển áp lực qua từng tay, đồng thời làm động tác gập duỗi khuỷu.

  1. Tập trong tư thế bò:

– Bò tới, bò lui.

– Đưa từng tay, từng chân lên.

– Đưa cùng một lúc một tay và một chân đối diện.

– Đưa hai tay cùng lúc.

  1. Tập trong tư thế quỳ:

– Làm các động tác tập thăng bằng: Đưa hai tay dang ngang, ra trước, lên đầu. Cần làm nhịp nhàng.

  1. Tập trong tư thế đứng:

– Một tay cầm hai trụ bằng nhựa năng hay bằng cao su hoặc hai quả bóng quần vợt, luân phiên tung lên và hứng từng quả một ( người bệnh thường rất khó thực hiện động tác này)

– Nhồi bóng.

– Thảy chụp bóng.

– Hai tay cầm một gậy làm động tác duỗi và xoay thân sang phải, sang trái.

– Đi hai tay đong đưa mạnh, gối gập cao, nhịp nhàng, do KTV đi sau điều khiển.

– Chạy tại chỗ.

  1. Tập cử động khéo léo của bàn tay bằng hoạt động trị liệu:

– Dệt ( khung dệt tay).

– In trên vải hay giấy.

– Nhồi và nặn hình đồ vật bằng các chất dẻo.

– Găn, xếp hình.

Chú ý:

Nếu có thể nên tổ chức cho người bệnh tập theo nhóm.

Trong mỗi buổi tập cần có thời gian nghỉ và cho người bệnh hít thở sâu.

Người bệnh làm cử động chủ động theo nhịp đếm của KTV, nếu có thể tập theo nhạc càng tốt.

Dịch vụ tập vật lý trị liệu tại nhà chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí cho các bệnh nhân Parkinson. Liên hệ ngay với chúng tôi: Nguyễn Đức Điệp – 096 574 996

 

5/5 - (2 bình chọn)

2 thoughts on “Tập Vật Lý Lrị Liệu Phục Hồi Chức Năng Bệnh Parkinson

  1. Tran Thi Thanh Nhàn says:

    Tôi muốn cho mẹ tôi tập vật lý trị liệu bệnh parkinson tại nhà. Làm ơn gọi lại khi rảnh: 0931293296

  2. Ha Thanh says:

    Bạn cho mình hỏi buổi đầu tiên đến chỉ cần tính phí tập hay tính cả phí tập và phí khám? Người nhà của mình bị chân run rẩy do Parkinson, mục tiêu mình cần được xoa bóp và vài bài tập phục hồi chức năng. Vậy việc khám buổi đầu tiên nhằm xác định tình trạng bệnh nhân?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *